TRANG CHỦ / TIN TỨC - SỰ KIỆN
Một ông nông dân Lạng Sơn giàu lên nhờ thu tiền chủ yếu từ 2 con vật này, một con bay, một con bơi

16:03 18/04/2025

<div>Một &ocirc;ng n&ocirc;ng d&acirc;n Lạng Sơn gi&agrave;u l&ecirc;n nhờ thu tiền chủ yếu từ 2 con vật n&agrave;y, một con bay, một con bơi</div>

Hội viên nông dân Phùng Văn Bắt ở xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn phát biểu "Đầu năm 2025 thời tiết thuận lợi cây có nhiều hoa vì vậy đến nay gia đình tôi đã thu được 500 lít mật". Ảnh NDLS

Cơ duyên đến với nghề nuôi ong của Hội viên nông dân Phùng Văn Bắt khá tình cờ, nhận thấy tiềm năng lớn từ các loài hoa của cây vải, nhãn… ở địa phương, từ những năm 2000 ông Bắt đã bắt đầu nuôi thử ong lấy mật. 

Để có được kiến thức nuôi ong, ông Bắt đã nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi do do Hội Nông dân tổ chức và tự mình đi tìm hiểu kinh nghiệm của các hộ nuôi trước.

Trong nuôi ong ngoài việc tận dụng lợi thế hoa từ những vườn cây ăn quả của địa phương từ tháng 3-5; ông Bắt cũng mang đàn ong đi các địa phương ở Bắc Giang, lên Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn để đàn ong kiếm mật với nhiều loại cây: ngũ gia bì, cây ăn quả, hoa rừng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Nông thôn ngày nay, ông Bắt cho hay: Từ việc đầu tư bài bản, áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm, đến nay gia đình tôi đang có 120 đàn ong. Đầu năm 2025 thời tiết thuận lợi, cây ăn quả có nhiều hoa đến nay nhà tôi đã thu được 500 lít mật ong, giá bán 200.000đ/lít.

Không chỉ phát triển kinh tế với nuôi ong lấy mật, từ năm 2010, ông Bắt cũng tìm hiểu và nuôi thêm ba ba gai.

Hiện nay, với diện tích 700m2 ao, gia đình ông Bắt đang nuôi gần 1.000 con ba ba gai các loại.

Ông Bắt cho biết thêm: Trên thị trường có nhiều giống ba ba, nhưng với khí hậu, thời tiết của Lạng Sơn, thì thích hợp nhất là nuôi ba ba gai, bởi đây là loài có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh. Thị trường tiêu thụ thì ngay ở trong nước nhu cầu cũng rất lớn.

Thức ăn chủ yếu của ba ba gai là cá tươi, ốc, ốc sên… đây là những loại rất dễ kiếm ở địa phương, vì vậy chi phí chăn nuôi rất thấp. Mỗi ngày ông Bắt cho ăn ba ba gai ăn từ 1 - 2 lần.

Mỗi năm gia đình ông Bắt xuất bán trên 1 tấn ba ba gai thương phẩm với giá 450.000 - 500.000 đ/kg và từ 200-250 con ba ba gai giống (tùy loại) từ 120.000-160.000đ/con.

Ngoài nuôi ong, ba ba, ông Bắt còn đầu tư 1ha trồng các loại cây ăn quả và 2 ha rừng trồng bạch đàn.

Với mô hình kinh tế đa dạng, tổng hợp đã cho gia đình ông Bắt thu nhập 400 triệu mỗi năm trừ chi phí.

Không chỉ tạo thu nhập cho gia đình mà trang trại của ông Bắt còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định, bình quân từ 5 triệu đồng/người/tháng.

Nông dân gương mẫu, công dân tiêu biểu

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Hội viên nông dân Phùng Văn Bắt và gia đình còn luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ông cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Với mô hình kinh tế đa dạng mỗi năm gia đình ông Bắt đã có thu nhập 400 triệu mỗi năm trừ chi phí. Ảnh NDLS

 

Đặc biệt, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông Bắt đã trở thành tấm gương điển hình khi hiến 20m² đất thổ cư và đóng góp thêm 15 triệu đồng để làm đường, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho bà con.

Sự nỗ lực không ngừng trong lao động sản xuất và những đóng góp tích cực cho cộng đồng của ông Phùng Văn Bắt đã được các cấp, các ngành ghi nhận. Nhiều năm liền, ông Bắt đã được Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn, công nhận danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”.

Trong năm 2024 vừa qua, ông Phùng Văn Bắt cũng đã vinh dự là 01 trong 11 cá nhân tiêu biểu được tỉnh Lạng Sơn tôn vinh danh hiệu “Nông dân xuất sắc”.

hoàng tính
hoàng tính